Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Các sai lầm khi dùng mật khẩu

Trong khi sử dụng các tài khoản online như hòm thư, dịch vụ ngân hàng, mật khẩu giống như chiếc khóa chống trộm, càng tinh vi, càng an toàn cho tài sản.
Người dùng đôi khi mắc các sai lầm rất phổ biến và cần phải xem xét lại để bảo vệ tài khoản trực tuyến:
Dùng một mật khẩu cho mọi tài khoản
Khi các dịch vụ trực tuyến ngày càng nhiều lên, người sử dụng có xu thế dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản để dễ nhớ. Đây chính là lỗ hổng cho kẻ gian đoán và khai thác cả "thế giới" của họ.

Mật khẩu là thứ dễ bị người xấu quanh bạn nhòm ngó.
Giải pháp là họ phải chuyển sang ngay các mật khẩu thật đặc biệt, khó đoán cho mỗi tài khoản. Ít nhất là họ cần cẩn trọng với các tài khoản liên quan đến tiền bạc và thông tin riêng tư.
Dùng mật khẩu phổ biến
Nhiều người dùng password rất "thô sơ" như 123456, password, matkhau, ngày sinh, số chứng minh thư, loạt ký tự sắp xếp lần lượt trên bàn phím, số điện thoại... Đây là những mật khẩu mà kẻ gian thử đầu tiên nên bạn càng dùng chúng nhiều, xác suất bị lộ càng lớn.
Giải pháp là hãy nghĩ ra các mật khẩu thật phức tạp, tốt nhất là ký tự đặc biệt kết hợp với phím Shift, thiên biến vạn hóa nó mà vẫn dễ nhớ. Ví dụ: |\/|@_|_K|-|@|_| (mật khẩu).
Những cái tên
Những cái tên quen thuộc xung quanh bạn cũng có thể là phép thử của kẻ xấu, ví dụ tên bố mẹ, người yêu, vợ chồng, mối tình đầu, thậm chí tên... chó cưng.
Tốt nhất là nên tránh xa các loại tên mf dùng kết hợp cả chứ cái và số, các ký tự đặc biệt.
Viết mật khẩu ra giấy
Nhiều người không tự tin vào trí nhớ của mình đã ghi cẩn thận ra giấy tài khoản nào đi với mật khẩu gì rồi nhét vào ngăn kéo bàn làm việc. Điều này sẽ có thể làm bạn "trắng tay" nếu tờ giấy bé nhỏ đó rơi vào tay một người xấu.
Giải pháp là tránh các loại giấy như vậy. Nếu không nhớ tốt, bạn nên ghi vào một file văn bản rôi mã hóa nó bằng mật khẩu thật phức tạp. Nhiệm vụ của bạn giờ đây chỉ là nhớ đúng 1 mật khẩu file đó.
Bỏ qua các phần mềm bảo mật
Những người thường xuyên dùng tài khoản trực tuyến để giao dịch ngân hàng hay thanh toán online luôn làm việc với khối lượng tiền lớn. Tuy nhiên, nhiều máy tính không cài đặt phần mềm phát hiện virus, Trojan, spyware... hoặc chỉ dùng hàng "chùa".
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bảo mật uy tín được bán với giá phải chăng, 200 - 300 nghìn đồng/năm và có dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Số tiền này không thấm tháp gì so với nguy cơ mất tiền từ các phần mềm gián điệp ăn cắp thông tin tài khoản.

Theo eWeek

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn có ý kiến hay thắc mắc về bài viết --> Hãy để lại nhận xét bên dưới !

Phản hồi của bạn luôn được đánh giá cao. Tôi sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.
Nhắc bạn:
1. Vui lòng đừng Spam ! Tôi sẽ xóa ngay lập tức nếu phát hiện.
2. Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục.
3. Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
4. Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.
5.Đối với những thắc mắc không liên quan đến bài viết này, bạn vui lòng để lại câu hỏi ở đây --> PC Help

Thân chào,
Admin

  Sản phẩm mới của KNC